Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng vỏ bưởi. Vỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu có tính kháng ôxy hóa cao. Mặt khác, những hợp chất trong vỏ bưởi cũng giúp lợi tiểu. Do vậy, chúng ta đừng vứt vỏ bưởi mà để dành bào chế dầu theo cách thức vô cùng đơn giản. Các hoạt chất (tinh dầu) có trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, làm giảm gan nhiễm mỡ. Cơm của quả bưởi có vị chua, tính lạnh, chữa chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, ngộ độc. Người ta còn dùng dịch quả bưởi làm thuốc khai vị và bổ giúp tiêu hóa, chống xuất huyết và làm mát cơ thể, giúp tinh thần thư thái. Gần đây có một số ý kiến vỏ bưởi có thể giảm béo là hoàn toàn có cơ sở.
Ngoài ra người ta còn sử dụng tinh dầu bưởi để massage
Dùng khoảng 3 trái bưởi, rửa sạch rồi cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt (không dùng nồi kim loại); đổ dầu ô liu vào ngập vỏ bưởi, đun nhẹ; khi dầu ấm thì đổ thêm nước sạch vào nửa nồi. Để lửa thật nhỏ từ 4-5 giờ, sau đó lọc bỏ xác. Phần dầu bưởi cho vào lọ thủy tinh đậy kín, đặt ở nơi khô mát. Dầu này có thể sử dụng dần trong 6 tháng, tác dụng dưỡng da, trị da khô và dùng để massage thư giãn.
-nên bôi dầu vào vùng da bị khô, vùng da muốn dưỡng hoặc dùng để massage toàn thân. Vì trong vỏ bưởi đã sẵn tinh dầu nên có mùi hương dễ chịu, bạn không cần thêm loại tinh dầu nào khác để tạo hương.
Lưu ý: Phải chắc chắn rằng vỏ bưởi luôn sạch, không bị phun thuốc trừ sâu.
vỏ bưởi trong đông y
Tính vị, tác dụng: Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi; Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng. Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Ở Trung Quốc, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Cụ Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.
Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.
Cách dùng: Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g. Dịch quả dùng uống trong, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn. Lá dùng ngoài không kể liều lượng. Người ta dùng nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm để chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm đau do trúng phong tê bại. Lá non dùng chữa sưng trên khớp, bong gân, gãy xương do ngã, chấn thương; còn dùng chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh. Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen rồi nghiền thành bột dùng bôi chốc lở da đầu, ngày 2 lần, trong 2-3 ngày.
Đơn thuốc: Cụ Hải Thượng Lãn Ông đã ghi trong Bách gia trân tàng.
1. Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, Mộc thông, Bồ hóng mỗi vị 20-30g, Diêm tiêu 12g, Cỏ bấc 8g, sắc uống mỗi ngày 2 lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.
2. Chữa sản giật phù thũng, cùng các trường hợp phù thũng: Vỏ Bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói. Hoặc dùng mỗi vị 20-30g sắc uống.
Ở Trung Quốc, người ta cũng sử dụng vỏ bưởi trong một số đơn thuốc:
1. Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ Bưởi 10g, thêm đường kính, pha uống dần dần.
2. Chữa hen: Vỏ Bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 đến 1 kg), một miếng Bách hợp, 120g vẩy Hành khô, đường trắng 120 tới 250g, nấu nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày.
Ngoài ra gội đầu bằng bồ kết và vỏ bưởi sẽ là cho tóc sạch hơn - mượt hơn - đen hơn và giảm gãy rụng rõ dệt. Đặc biệt nếu bạn nào bị rụng tóc nên sử dụng tinh dầu vỏ bưởi
Sau đây là một số nguyên tắc mà người "muốn ốm" nên ứng dụng:
1. Xác định xem có thật sự dư cân không: bằng 2 động tác
a) Tính chỉ số thân khối BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao2(m), nếu > 25 thì mới là dư cân.
b) Xác định số cân nên có phù hợp với chiều cao và vóc (xương) người: Lấy chỉ số R = chiều cao (cm)/ vòng cổ tay (cm).
Đối với nam: Vóc vừa phải khi R = 9,6 - 10,4, vóc nhỏ khi R = 10,5 trở lên, vóc lớn khi R = 9,5 trở xuống. Do đó số cân nên có cho vóc nhỏ = 20 - 21,9 lần bình phương chiều cao, vóc vừa phải = 22 - 23,9 lần bình phương chiều cao và vóc lớn 24 - 25,9 bình phương chiều cao.
Đối với nữ: Vóc vừa phải khi R = 10,1 - 11, vóc nhỏ khi R = 11,1 trở lên, vóc lớn khi R = 10 trở xuống, số cân nên có cho vóc nhỏ = 19- 20 lần bình phương chiều cao, vóc vừa phải = 21 - 22,9 lần bình phương chiều cao và vóc lớn = 23 - 24,9 bình phương chiều cao.
2. Tăng số bữa ăn từ 3 bữa lên 4 - 5 bữa nhỏ: Không nên nhịn bất cứ bữa nào, vì bữa sau sẽ cảm thấy đói và ăn bù lại có khi còn quá bữa ăn đã nhịn! Đừng bao giờ để bụng rỗng, nhưng cũng đừng bao giờ ăn quá no.
3. Áp dụng hai nguyên tắc của "đồng hồ sinh học": Thứ nhất là: muốn ăn nhiều thì nên tập trung vào bữa điểm tâm - vì sẽ có dịp tiêu hao - trưa ăn vừa phải, cuối ngày thì ăn ít đi. Thứ hai là: Về chiều, cũng không nên ăn nhiều chất béo, vì không được tiêu hao, ắt sẽ được tích lũy!
4. Cần tăng mức hoạt động chân tay: Như đi bách bộ, đạp xe đạp, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội v.v. chừng nửa giờ đến 1 giờ mỗi ngày. Cần sắp xếp sao cho những sinh hoạt này trở nên đương nhiên trong nếp sống hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, rửa tay v.v. thì sẽ không ngại.
5. Ắn thoải mái những loại thức ăn có nhiều chất xơ: Như gạo lức (thay vì gạo trắng), ăn mỗi ngày chừng 1/2 kg rau các loại, trong đó một nửa là rau lá xanh (càng xanh đậm chừng nào càng tốt chừng nấy), nửa còn lại là các loại củ, quả, hoa, giá. nhiều màu sắc đỏ vàng càng tốt. Ắn thạch, xu xoa, uống nước giải khát có hạt é, đười ươi, mủ trôm v.v.
6. Hết sức tránh uống: nước ngọt, ăn sôcôla, bánh, kẹo ngọt làm bằng đường cát và bột mì trắng tinh luyện. Có thèm ngọt thì hãy kiếm "đường" Aspartame dùng thay thế đường cát: chất này ngọt như đường nhưng không phải là đường và không đem lại Calo nào cả.
7. Tách biệt những dưỡng chất "bài trùng" tích năng lượng dễ tăng cân: Không ăn cùng trong một bữa, một thức ăn giàu đạm (như thịt bò bít tết chẳng hạn), đi kèm với một thức ăn giàu chất bột và nhiều chất béo (như khoai tây chiên chẳng hạn). Có muốn ăn bít tết thì cứ ăn, nhưng với rau sà lách và cà chua thôi. Bữa khác, có thèm khoai tây thì ăn riêng một món này thôi.
8. Không muốn mập mỡ thì: Giới hạn mức chất béo ăn vào đừng quá hai muỗng xúp/ ngày; dùng dầu ăn (thay vì mỡ hay bơ), giảm mức tiêu thụ chất béo bằng cách: dùng sữa bột gầy (thay vì sữa còn nguyên kem), chọn mọi thứ thịt nạc (tránh thịt mỡ), ăn gà, vịt bỏ da (vì da rất béo), ăn phở nước trong (tránh nước béo).
9. Dành đủ thì giờ cho mỗi bữa ăn, khoảng nửa giờ: Tránh ăn vội vã, mỗi miếng ăn, nhai chậm rãi - trên 10 lần mỗi miếng ăn vào - để thưởng thức đến tận cùng mùi vị các món ăn.
10. Phân biệt "bạn" và "thù" trong nếp sống: Bạn: Nếp sống hài hòa, ăn có rau, trái cây tươi nhiều nước, ít ngọt, cá, thịt nạc, tàu hũ, sữa gầy, nước tinh khiết. tha hồ ăn, uống cho thỏa mãn bao tử, chống lại cảm giác đói. Ắn sạch, uống chính (uống trà xanh, trà atiso, nhân trần v.v.). Thể dục, thể thao, dưỡng sinh. Thù: Ắn nhanh, uống vội. Rượu, nước ngọt, thuốc lá, đường, kẹo, bánh ngọt, kem, thịt mỡ, sôcôla.
|